1. Taro là gì
Taro là dùng mũi thép để tạo ra các bước ren khác nhau với đường kính khác nhau. Mũi khoan Taro có hai hình thức căn bản là taro trong và ngoài.
2. Phân loại mũi taro
+ Phân loại theo đơn vị đo lường: thông dụng nhất hiện nay là đơn vị hệ SI, PI và dầu khí. Hệ dầu khí nguồn tài liệu cũng như thông tin rất hạn chế. Muốn có thông tin thì phải mua bản quyền và giá cả thì không hề rẽ.
+ Phân loại phương pháp taro: có thể tạo ren bằng phay ren, tiện ren, cán ren, taro …
+ Phân loại theo vật liệu của mũi taro: mũi taro có thể được làm bằng thép thông thường nhưng chất liệu thép này cũng tùy thuộc vào từng nước sản xuất như mũi taro của Nhật, Đài Loan, Trung Quốc là khác nhau … Để mũi khoan dùng được lâu và không mất thời gian khi mũi taro bị gãy giữa chừng tốt nhất nên tốn ít tiền để đầu tư mũi taro chất lượng. Và mũi taro làm bằng Inox mũi taro bằng Inox chắc chắn nhưng dòn dễ bị gãy giữa chừng.
+ Phân loại theo kiểu taro trong và taro ngoài
+ Phân loại mũi taro sử dụng bằng tay hay bằng máy:
Nếu mũi taro sử dụng bằng tay thì 1 bộ thường 2 cái (1 cái thô và 1 cái tinh), một số hãng thì mũi taro có 3 mũi (1 mũi thô, 1 mũi dẫn hướng, mũi còn lại là tinh), chú ý là phải mua thêm 1 cái tay taro cho loại mũi này . Đối với taro bằng máy thì có 1 cái những dài gấp 3, 4 lần mũi taro bằng tay.
+ Phân loại mũi taro dựa vào cách gia công
Dựa vào cách gia công người ta phân loại thành mũi taro máy và mũi taro tay.
– Mũi taro máy là taro bằng máy có thể là máy phay CNC, máy tiện CNC, máy phay, máy khoan taro, máy taro chuyên dụng, máy khoan từ…
Mũi taro máy chỉ có 1 cây, mũi taro rãnh xoắn hoặc là mũi taro rãnh thẳng. Mũi taro rãnh xoắn dùng để gia công lỗ kín khi cắt sẽ móc phoi lên trên. Mũi taro rãnh thẳng dùng để gia công lỗ thông khi gia công nó sẽ cuộn phoi lại và đẩy xuống phía dưới. Như vậy thì mũi phay taro xoắn có thể gia công được cả lỗ bít và lỗ thông, còn mũi taro thẳng chỉ gia công được lỗ thông
– Mũi taro tay là mũi taro dùng để taro bằng tay nó dùng kết hợp với tay quay taro. Mũi taro tay thường là 1 bộ gồm 3 cây, cây thô, cây bán tinh và cây tinh, nhưng do có sự tiến bộ về công nghệ vật liệu và thiết kế thông số hình học góc cắt nên hiện tại mũi taro tay chỉ cần 1 cây. Ưu điểm của taro tay 1 cây là nhanh và taro tay có thể gắn lên máy chạy khi cần thiết đặc biệt là đối với vậy liệu khi cắt sinh ra phoi vụn. Mũi taro tay sẽ tạo ra phoi vụn do đó nó có thể taro được các lỗ bít (lỗ kín) hoặc lỗ thông.
+ Phân loại mũi taro dựa vào bước ren
Dựa vào bước ren người ta phân ra thành mũi taro bước chuẩn và mũi taro bước nhuyễn hay taro ren nhuyễn. Mũi taro bước chuẩn là loại phổ biến ví dụ: M10x1.5, M8x1.25
Mũi taro bước nhuyễn là mũi taro có bước nhỏ hơn bước chuẩn ví dụ: M10x1.25, M8x1
Chúng được sử sử dụng để gia công ren đường khí, đường nước, thực phẩm…để tránh rò rỉ hoặc cần mối ghép ren chặt….
+ Phân loại mũi taro dựa vào đường ren
Dựa vào đường ren người ta chia ra thành mũi taro ren phải và mũi taro ren trái. Mũi taro ren phải có đường ren thuận chiều kim đồng hồ là loại phổ biến thường dùng, mũi taro ren trái là mũi taro có đường ren trái chiều kim đồng hồ, nó thường được dùng trong mối ghép ren chuyển đồng. Ví dụ như ren cánh quạt hay kính của xe máy
+ Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu gia công
Bởi vì mỗi 1 loại vật liệu gia công sẽ sinh ra 1 loại phoi nhất định, có thể và phoi vụn hoặc phoi dây…và loại vật liệu nó cũng có độ cứng khác nhau
Phổ biến nhất là phân loại như sau: mũi taro thép thường, mũi taro thép cứng (thép đã tôi), mũi taro Inox, mũi taro nhôm + đồng, mũi taro gang
Tốt nhất là chọn đúng mũi taro cho vật liệu cần gia công nếu như gia công loạt vừa và lớn để đảm bảo tuổi thọ của mũi taro, chất lượng của sản phẩm và năng suất gia công.
+ Phân loại mũi taro dựa vào tiêu chuẩn ren
Vì mỗi vùng thậm chí mỗi nước người ta dùng 1 loại tiêu chuẩn về ren khác nhau.
Thường thì mọi người hay gọi là Mũi taro hệ MET và mũi tar hệ INCH, nó đúng nhưng chưa đủ. Mũi taro hệ MET là loại mũi taro được sử dụng rộng rãi ở châu á, loại này là phổ biến ở Việt Nam ta nó được ký hiệu bằng chữ M. Mũi taro hệ INCH là mũi taro dùng ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu ÚC. Nhưng tùy từng vùng và từng nước người taro lại chia ra thành nhiều chuẩn khác nhau
Ví dụ Mỹ là UNC, NPT, NPS
Anh là BSW, BST….
Túm lại là ngoài hệ MET ra thì là hệ INCH gồm NPT, NPS, UNC, UNF, G, PT, PF, PS, Rc…
Phổ biến nhất ở Việt Nam là NPT, PT, UNC
+ Phân loại mũi taro dựa vào phôi
Dựa và phoi người ta phân ra thành mũi taro cắt và mũi taro nén hay mũi taro ép.
Mũi taro cắt khi cắt sẽ sinh ra phoi còn mũi taro nén nó sẽ không sinh phoi, mà nó nén phoi lại.
Vậy ứng dụng của mũi taro nén ở đâu?
Mũi taro nén được ứng dụng để gia công vật liệu phi kim loại nhưng đồng hoặc nhôm.
Vì vật liệu này mềm nên mối ghép ren sẽ dễ bị hư hỏng, nên người ta dùng mũi taro nén vừa để tạo ren và gia cố thành lỗ ren.
Một ứng dụng nữa của mũi taro nén là dùng để taro ren chi tiết thành mỏng như vỏ máy tính, ti vi, tủ lạnh, máy giặt máy in….Vì sản phẩm này có thành mỏng nên nó vừa taro ren vừa gia cố lỗ ren.
+ Mũi taro chuyên dụng
– Mũi taro máy khâu SM (Sew Machine) là mũi taro chuyên dụng cho ngành máy khâu
– Mũi taro đai ốc: là mũi taro chuyên dụng dùng cho máy gia công đai ốc tự động
– Mũi taro ren cấy: là mũi taro dùng để taro lỗ trước khi cấy ren…
+ Phân loại mũi taro dựa vào lớp phủ
Vì lý do tuổi thọ của mũi taro dẫn tới năng suất, người ta sẽ phủ lên mũi taro 1 lớp để nó tăng khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn trong quá trình cắt gọt. Mũi taro bình thường là bằng thép gió nó sẽ màu trắng, nếu đem đi oxide hóa bề mặt nó sẽ màu đen gọi là mũi taro OX, mũi taro phủ TiN nó sẽ màu vàng gọi là mũi taro vàng, nếu đem đi phủ TiCrN hoặc TiAlN nó sẽ có màu tím than
+ Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu làm Mũi Taro
Vật liệu làm mũi taro: thép hợp kim (Alloy Steel), Tungsten Steel (SKS), Thép gió HSS, HSS-E (5% Cobant), HSS-Co (8% Cobant), Thép hợp kim (Carbide)
Phổ biến có 3 dòng SKS dùng là mũi taro tay, thép này mềm, dùng để sửa chữa hay bảo trì taro ren ít. Dòng HSS-E được dùng làm taro máy hoặc taro tay 1 cây (Yamawa sử dụng vật liệu này làm taro), Dòng thép hợp kim (Carbide) dùng để là mũi taro cho vật liệu cứng sau khi tôi hoặc cần năng suất cao.
Cách chọn mũi taro?
Làm sao để chọn được mũi taro và làm sao người bán chào giá được mũi taro?
Hãy trả lời 1 số cây hỏi sau thì bạn có thể lựa chọn được mũi taro rồi đấy?
1/ Mũi taro hệ MET hay hệ Inch
2/ Nếu là hệ MET thì vui lòng cho biết là Anh/Chị dùng để taro ren bằng tay hay bằng máy?
3/ Nếu bằng tay Tân Đỉnh Trí bán loại 3 cây (Thô, Bán Tinh, Tinh) của SKC/Japan là từ vật liệu SKS là vật liệu mềm, giá rẻ, nó chỉ có thể dùng cho việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa…lâu lâu mới taro vài ren.
và loại 1 cây là từ vật liệu HSS-E, ưu điểm là tạo ren nhanh, có thể gia công được các vật liệu cứng như thép khuôn, có thể chạy trên máy được
Vậy Anh/Chị chọn loại nào?
4/ Nếu là taro máy thì vui lòng cho biết là Anh/Chị dùng để taro lỗ thông hay lỗ kín hay cả lỗ thông và lỗ bít. Nếu là lỗ bít thì chọn mũi taro xoắn, nếu là lỗ thông thì chọn mũi taro rãnh thẳng, nếu cả bít cả thông thì chọn mũi taro rãnh xoắn.
Và vui lòng cho biết vật liệu gia công là gì?
Phổ biến có loại mũi taro cho Inox, mũi taro cho nhôm + đồng, mũi taro thép thường (
5/ Nếu là mũi taro hệ INCH
Vui lòng cho biết là tay hay máy? Nếu là máy thì gia công lỗ kín hay lỗ thông?
Đường kính danh nghĩa là bao nhiêu? (1/16, 1/8, 3/8, 3/4, 1/2, 1″,,,)
Nó thuộc về chuẩn gì? UNC, NPT, NPS, PT, PS….nếu không biết chuẩn gì thì cho biết bước ren.
Ví dụ: NPT1/8-27
Đường kính danh nghĩa là 1/8″
Bước ren là 27
Thuộc chuẩn NPT (Chuẩn Mỹ)
4. Hướng dẫn sử dụng mũi taro:
Muốn khoan lỗ để taro chính xác thì phải khoan 2 lần, nếu khoan 1 lần dùng mũi đó luôn thì lỗ thường bị rộng, dẫn đến ren bị lỏng và dễ tuôn ren. Sau khi khoan nên dùng 1 mũi lớn hơn vát mép lỗ khoan, dẫn hướng cho mũi taro dễ dàng. Ngon nhất là dùng máy khoan hay máy taro có đầu chỉnh moment xoắn được, sẽ hạn chế gãy mũi taro, nhất là mũi nhỏ. Còn không thì dùng tay quay. Nhất thiết phải có chất bôi trơn như dầu nhớt, thông thường và tốt nhất nên dùng là dầu dừa hoặc mỡ heo.
Khi taro (ta rô, taps) đầu tiên đặt mũi taro (ta rô, taps) song song với lỗ khoan (vuông góc mặt phẳng), nếu không song song sẽ làm đường ren bị xéo, càng sâu càng nặng và nguy cơ gãy mũi cao. Sao đó quay taro, cẫn thận thì quay tới 1 vòng quay lui nửa vòng, kết hợp lắc mũi taro cho bavia rơi ra. Taro sâu khoảng 5 ren nên quay hết mũi ra để lấy bavia ra ngoài. Khi thấy nặng tay thì đừng cố, coi chừng gãy mũi trong đó thì khổ. Đó là dùng mũi taro thông thường, loại có 1 mũi thô 1 mũi tinh. Đầu tiên taro mũi thô, sau đó chuyển qua mũi tinh quay qua 1 vòng. Nếu ren nào cần lắp chặt thì không cần dùng mũi tinh luôn cũng được. Còn dùng loại mũi taro cho máy taro thì có khác (loại mũi xoắn hoặc mũi đầu có vát xéo, đắt khoảng 5-10 lần mũi thường), không cần quay ngược, tại kết cấu nó đã cho phép bavia thoát ra dễ dàng. Dùng cái này quay tới khi nào thấy nặng tay thì quay ra để thoát bavia, sau đó quay tới tiếp.
Lỗ khoan nên sâu hơn chiều sâu có ren khoảng 5mm, chẳng hạn muốn có lỗ ren M5x0.8 sâu 10mm thì khoan lỗ cạn nhất là 15mm, vì mũi taro có phần dẫn hướng không có ren hoặc ren cạn, đoạn ren đó không dùng được.
5. Các sự cố khi taro:
a. Phòng tránh gãy mũi taro
– Nguyên lí cơ bản trong taro là giữa chi tiết và dao phải có 1 tùy động. Mũi taro sẽ tự lựa lỗ khoan.
– Dung dịch tưới nguội có 3 tác dụng là: làm nguội, bôi trơn và thoát phoi, đó có thể là dung dịch Epoxi thông thường tưới với lưu lượng lớn dùng khi taro máy. Có thể dùng dầu để bôi trơn khi taro tay, lúc đó dầu chỉ có tác dụng làm nguội và bôi trơn (bôi tap-paste cũng hạn chế được việc gãy taro (ta rô, taps) rất nhiều, cái này công hiệu hơn các loại dầu gia công khác).
– Tốc độ trục chính khi taro giảm dần khi đường kính ren tăng dần, tốc độ trục chính tăng dần khi hàm lượng Cacbon trong thép tăng. Taro ren M5, thép CT3 có thể chọn tốc độ trục chính là 350 v/phút.
– Nếu taro (ta rô, taps) tay thì trước khi bị vướng bavia đảo chiều dao lại để thoát bavia, sau đó ăn lại tiếp (giống như khi động tác cắt bavia khi khoan vậy, nhưng M3 trở xuống vướng bavia một chút là gãy dao liền). Còn taro (ta rô, taps) trên máy tự động thì không kiểm soát được lực nên thường phát sinh việc gãy taro (ta rô, taps) khi dao còn vướng lại bavia lúc taro lỗ trước. Để tránh tình trạng vướng bavia này ta có loại taro (ta rô, taps) ép (khi taro (ta rô, taps) không phát sinh bavia) nhưng loại này chỉ hữu dụng đối với vật liệu chưa tôi mà thôi.
Có thêm 3 điểm bạn cần lưu ý như sau:
1) Ta rô dùng cho máy khác tarô tay.
2) Mũi taro (ta rô, taps) hay dùng thép gió, tuy nhiên cùng là HSS nhưng chất lượng tuỳ theo hãng sản xuất ra nó mà khác nhau, nên dùng loại có chất lượng tương đối một chút (Japan, Taiwan…), không nên dùng hàng China. Tuy giá hơi đắt nhưng nhìn tổng thể là hiệu quả hơn.
3) SUS (inox) là dạng vật liệu rất “khó chịu” khi taro (ta rô, taps) do độ bền cao hơn CT. Đặc biệt là độ dẻo rất cao, phoi bị dính rất dễ gãy, nhất là các mũi nhỏ như M4 trở xuống. Bạn có thể tăng đường kính lỗ khoan lên một chút (cái này không gọi là “ăn gian” vì thực tế, do độ dẻo cao, kim loại sẽ bị đùn lên bù lại) và yêu cầu người thợ phải thật cẩn thận khi thao tác.
b. Khắc phục khi bị gãy mũi taro (ta rô, taps)
– Dùng hard-drill (carbide) để phá:
*) Định tâm vị trí lỗ cần khoan bằng hard-drill có đường kính lớn trước (chẳng hạn mũi taro (ta rô, taps) bị gãy là M3 thì dùng hard-drill phi 4 hay phi 5 phá chổ mũi tap bị gãy còn gồ ghề, sần sùi để tạo lỗ định vị trước)
*) Dùng hard-drill nhỏ hơn mũi tap bị gãy để phá nó (giả sử mũi tap gãy là M3 thì dùng hard-drill phi 2). Sau đó nạo hết tàn dư của mũi tap gãy còn sót lại trong lỗ tap ra (lúc này bên trong lỗ mũi tap đã bị phá ra nát nhừ nhưng vẫn còn tàn dư sót lại trên thành ren).
Cách này tương đối kinh tế nhất vì chỉ tốn 2 mũi khoan hard-drill.
– Dùng điện cực để bắn mũi tap bị gãy, sau đó cũng cạo hết tàn dư ra rồi taro (ta rô, taps) lại. Nếu có sẵn máy bắn điện thì dùng cách này tối ưu nhất (với trường hợp sản phẩm nhỏ gọn có thể gá lên máy được). Ở một số đơn vị sản xuất nhỏ lẻ công nhân hay dùng cách lấy đèn hơi thổi mềm mũi taro (ta rô, taps) , nhưng do không kiểm soát được nhiệt của đèn hơi nên rất dễ phát sinh những biến dạng nhiệt xung quanh khu vực gãy mũi taro (ta rô, taps) .
– Dùng end-mill carbide phá banh xác cái lỗ có mũi taro bị gãy luôn, sau đó gắn taro đệm vào (tiếng Anh gọi là Herlisert thì phải), khi sử dụng end-mill để phá thì phải dùng end-mill có đường kính bằng đường kính chân ren của herlisert để sau đó làm ren lại.
Cách này tốn kém nhiều nhất vì phải cần có end-mill , mũi taro (ta rô, taps) dành cho herlisert, herlisert và các dụng cụ gắn herlisert.
– Trường hợp gãy sâu bên trong thì có thể dùng dụng cụ nhỏ dùng để sơn phết quét Rikeizai (tên VN không rõ, đây là một chất thuốc chống dính) xung quanh thành lỗ và phần ren đã cắt và các vị trí quanh mặt lỗ. Đợi khoảng 5 phút thì thả một cây sắt chữ T có đường nhỏ hơn đường kính lỗ một chút vào lỗ, tiếp theo đổ Allon Alpha chuyên dụng, đợi khoảng 1 phút thì keo này khô cứng lại (gần như thép). Sau đó thì quay ngược cây sắt chữ T ra thì nó kéo mũi tap gãy ra luôn. Vấn đề kỹ thuật là kinh nghiệm quét Rikeizai, quét không kỹ thì Allon Alpha nó dính vào chân ren thì coi như hỏng lỗ ren đó.
Hiện nay, người ta thường dùng máy taro (ta rô, taps) để làm việc này. Kết cấu cũng tương tự máy khoan bàn. Nguyên lý cơ bản là dùng ly hợp ma sát để truyền chuyển động quay, liên động với tay gạt kéo trục gá mũi taro (ta rô, taps) đi xuống. Moment xoắn truyền qua mũi taro (ta rô, taps) gần như tỷ lệ thuận với lực đè, rất khó gãy mũi.
6. Kinh nghiệm khi taro.
– Khi taro bằng mũi Inox thì nên mài lại cho thật sắc để tránh trường hợp phôi bị cháy. Nếu phôi bị cháy thì rất khó taro sau này.
– Đối với mỗi vật liệu phôi để taro thì nên chọn mũi khoan taro cho phù hợp. Ví dụ vật liệu Inox thì nên chọn mũi taro là Inox, còn vật liệu phôi là thép cacbon bình thường thì nên chọn mũi thép được rồi nhưng mua loại mũi taro nên chọn loại tốt.
– Máy phải dễ đảo chiều trục chính để lấy taro (ta rô,taps) ra khỏi vật (trừ kiểu taro(ta rô, taps) xong thì thả taro (ta rô, taps) ra khỏi đầu cặp và lấy taro(ta rô, taps) ra khỏi vật ở mặt sau của lỗ ren hoặc taro (ta rô, taps) chuôi cong để taro (ta rô, taps) đai ốc).
– Hãm trục chính phải tốt, nếu có hãm tự động hay đảo chiều tự động nhờ đặt cữ càng tốt, nhất là đối với lỗ ren không thông (tịt).
– Khi cắt ren, taro (ta rô, taps) và vật vặn vào nhau, cứ một vòng quay của taro (ta rô,taps) chúng tiến vào nhau một bước ren. Như vậy kết cấu của máy phải cho phép có chuyển động này theo 1 trong 2 kiểu sau:
a. Có xích truyền động cơ khí bảo đảm trục chính quay 1 vòng thì vật hoặc đầu trục chính tiến một bước ren (như khi tiện ren).
b. Vật hoặc đầu trục chính được thả tự do theo phương dọc trục, trong quá trình cắt gọt chúng tự phối hợp chuyển động (đầu máy khoan có khả năng này).
Trên máy phay vạn năng:
– Việc đảo chiều trục chính không tiện. Nói chung phải gạt tay gạt đảo chiều khi đã ngắt hộp số ra khỏi động cơ trục chính.
– Không có cơ cấu hãm trục chính. Muốn dừng phải để trục chính chạy hết đà.
– Không có xích truyền động nối trục chính với bàn máy phay. Đầu trục chính nói chung theo kiểu không có chuyển động tự do như đầu máy khoan.
– Bởi vậy dùng máy phay vạn năng nhất là máy phay ngang để taro (ta rô, taps) là không thích hợp.
– Nếu buộc phải dùng máy phay để taro (ta rô, taps) thì nên chế tạo đầu cặp taro (ta rô, taps) hoặc đồ gá kẹp vật có khả năng tùy động hướng trục và hướng kính.